Bài đăng mới nhất

Ước lượng của các mô hình kinh tế như growth models (Lee et al., 1997), development economics (McNabb and LeMay-Boucher, 2014), productivity analysis (Eberhardt et al., 2012), consumption models (Shin et al., 1999)… yêu cầu tính không đồng nhất ở các hệ số (heterogeneous coefficients). Phần lớn các lý thuyết kinh tế lượng liên quan đến mô hình hệ số không đồng nhất có thể kể đến như (Zellner, 1962; Pesaran and Smith, 1995; Shin et al., 1999) và gần đây là các lý thuyết xét đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đặc điểm riêng ở mỗi đơn vị bảng (Pesaran, 2006; Chudik and Pesaran, 2015).

Phần chuyên đề này lần lượt giới thiệu các nội dung sau:
Lệnh xtdcce2 sẽ ước lượng các mô hình bảng động với sự phụ thuộc chéo (CSD), ước lượng mối quan hệ dài hạn theo PMG, MG, thay thế xtpmg, xtmg
Trong các mô hình bảng động tuyến tính, chúng ta đã từng làm quen hoặc biết qua các khái niệm về đồng tích hợp, mối quan hệ ngắn hạn, dài hạn trong các ước lượng FMOLS, DOLS hoặc PMG, MG hoặc DFE.
Theo đó, nếu tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các chuỗi I(1) thì xem xét sử dụng FMOLS/DOLS . Nếu tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các chuỗi I(1) và I(0) thì xem xét sử dụng một ước lượng phù hợp trong nhóm PMG/MG/DFE.
Tùy thuộc vào mối quan hệ đồng tích giữa các chuỗi mà chúng ta lựa chọn ước lượng phù hợp. Chọn ước lượng FMOLS khi hệ số phương sai dài hạn ước lượng không đồng nhất và ngược lại chọn DOLS khi hệ số phương sai dài hạn là đồng nhất.

Ước lượng DFE yêu cầu các hệ số ước lượng ngắn hạn và dài hạn là đồng nhất giữa các đơn vị bảng. Ước lượng PMG yêu cầu các hệ số ước lượng dài hạn là đồng nhất. Trong khi đó, ước lượng MG cho phép các hệ số ước lượng ngắn hạn và dài hạn thay đổi ngẫu nhiên giữa các đơn vị bảng. Hệ số ước lượng khi đó sẽ được tính bằng trung bình cộng của các hệ số ước tính riêng rẽ của các đơn vị bảng.

GMM là một ước lượng phổ biến cho các mô hình với biến nội sinh, đặc biệt là các mô hình động với các phụ thuộc biến trễ (lagged dependent variables) khi số mốc thời gian ngắn. Việc ước lượng mô hình này chủ yếu dựa vào phương pháp moment tổng quát (GMM - Generalized Method of Moments) (Hansen, 1982). 
Một chuyên đề đầy đủ nhất về các phương pháp ước lượng GMM với các bước thực hành cụ thể và các hướng dẫn đọc kết quả GMM chi tiết qua câu lệnh xtdpdgmm
Trong lý thuyết có khá nhiều ước lượng GMM được đề xuất, dựa trên các tập điều kiện moment (moment conditions) khác nhau (Anderson and Hsiao, 1981, 1982; Arellano and Bond, 1991; Ahn and Schmidt, 1995; Arellano and Bover, 1995; Blundell and Bond, 1998). Bài viết sẽ đồng thời giới thiệu và minh họa cách ước lượng các mô hình bảng động tuyến tính bằng phương pháp GMM qua câu lệnh xtdpdgmm trên Stata. Câu lệnh xtdpdgmm được thực hiện trong sự so sánh với các câu lệnh ước lượng khác trước đó như xtabond, xtabond2, xtdpdsys, xtdpd và gmm. Toàn bộ quá trình thực hiện được minh họa dựa trên bộ dữ liệu của Arellano and Bond (1991).
Đây được xem là một chuyên đề đầy đủ nhất về các phương pháp ước lượng GMM
Mục tiêu của chuyên đề GMM này giúp người đọc nắm bắt được ý tưởng của phương pháp GMM, phân biệt được các khái niệm điều kiện moment, điều kiện trực giao, biến công cụ dạng GMM (GMM-type) và biến công cụ chuẩn (Standard instruments) cũng như nắm được số ràng buộc, các phương pháp biến đổi, cách tính số biến công cụ. Chuyên đề còn giúp người đọc so sánh và biết được khi nào sử dụng GMM một bước hay hai bước, DGMM hay SGMM. Các kiểm định về tính phù hợp của các tập biến công cụ, sự phù hợp của mô hình cũng như kiểm định lựa chọn mô hình. 
Và trên tất cả, chuyên đề sẽ minh họa cách hiện thực hóa các ước lượng này trên Stata. Do nội dung của phần giới thiệu và minh họa ước lượng các mô hình GMM bằng câu lệnh xtdpdgmm khá dài (gần 20 trang A4) nên chủ đề này được chia thành 6 bài viết cụ thể như sau:
  1. Giới thiệu câu lệnh xtdpdgmm
  2. Ước lượng DGMM
  3. Ước lượng SGMM
  4. Ước lượng GMM phi tuyến
  5. So sánh các phương pháp GMM qua các câu lệnh trên Stata
  6. Quy trình ước lượng GMM theo Kripfganz (2019)
Đầu tiên là phần giới thiệu về câu lệnh mới trong việc xử lý và ước lượng các mô hình GMM là lệnh xtdpdgmm của Kripfganz. Nội dung của bài chia làm 3 phần với phần đầu tập trung vào diễn giải, hướng dẫn chi tiết cách thiết lập các tùy chọn của lệnh xtdpdgmm. Phần tiếp theo là minh họa cách thực hiện các ước lượng của (Anderson and Hsiao, 1981, 1982; Arellano and Bond, 1991; Ahn and Schmidt, 1995; Arellano and Bover, 1995; Blundell and Bond, 1998) qua câu lệnh xtdpdgmm. Và cuối cùng là một số ghi chú quan trọng về cách sử dụng tùy chọn collapse.

Khi mô hình tồn tại các chuỗi dừng I(1) thì nhiều khả năng giữa chúng có mối quan hệ đồng tích hợp. Khi đó, tùy thuộc vào bản chất của mối quan hệ đồng tích hợp mà chúng ta có thể chọn nhóm phương pháp ước lượng FMOLS, DOLS hoặc nhóm phương pháp PMG, MG, DFE. Cơ sở của sự lựa chọn này dựa trên giả định về tính đồng nhất giữa các đơn vị bảng ở ma trận phương sai - hiệp phương sai của phần dư hoặc các hệ số ước lượng trong ngắn hạn và dài hạn. Nội dung trình bày này sẽ giới thiệu các kiểm định dùng để kiểm tra mối quan hệ đồng tích hợp trong dữ liệu bảng, giới thiệu và minh họa cách thực hiện các ước lượng FMOLS/DOLS, MG/PMG/DFE trên Stata. Ngoài ra, vấn đề kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các chuỗi có mối quan hệ đồng tích hợp cũng được giới thiệu và minh họa thực hành trên Stata ở video này. 

Bài viết tham khảo:
  • https://vietlod.com/kiem-tra-dong-ket-hop-du-lieu-bang-panel-cointegration-eviews
  • https://vietlod.com/thiet-lap-uoc-luong-fmols-dols-tren-eviews
  • https://vietlod.com/minh-hoa-uoc-luong-fmols-dols-tren-eviews
  • https://vietlod.com/phuong-phap-pmg-pooled-mean-group
  • https://vietlod.com/minh-hoa-uoc-luong-pmg-tren-eviews


Mô hình Markov Switching được sử dụng cho các chuỗi mà được cho là có sự chuyển tiếp trong một tập hữu hạn các trạng thái không quan sát được, cho phép quá trình chuyển đổi khác nhau ở mỗi giai đoạn. Quá trình chuyển đổi xảy ra theo một quá trình Markov. Thời gian của quá trình chuyển đổi từ một giai đoạn sang giai đoạn khác và thời gian giữa những thay đổi trong giai đoạn là ngẫu nhiên.



Câu lệnh mswitch trong Stata 14 được sử dụng để ước lượng các mô hình hồi quy động thể hiện sự khác nhau giữa các giai đoạn không quan sát (unobserved states) bằng cách sử dụng các tham số trạng thái phụ thuộc (state-dependent parameters) để phù hợp (accommodate) với các cú sốc cấu trúc (structural breaks) hoặc những vấn đề đa giai đoạn khác (other multiple-state phenomena). Những mô hình này được biết đến với tên gọi là các mô hình chuyển đổi Markov hay Markov Switching bởi vì sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn không quan sát được theo một chuỗi Markov.

Mô hình gồm nhiều cấu trúc (phương trình) mô tả các đặc điểm của dữ liệu thời gian trong các giai đoạn khác nhau (different regimes). Bằng cách chuyển đổi giữa các cấu trúc (structures) mô hình được kì vọng sẽ ghi nhận một tính động phức tạp hơn. Tính năng chính của mô hình Markov Switching là cơ chế chuyển đổi được kiểm soát bởi các biến trạng thái không quan sát được mà các biến này tuân theo một chuỗi Markov bậc 1. Theo Walter Enders (2015 trang 448) thì thông thường các mô hình Markov Switching được sử dụng để ước lượng dạng level của một chuỗi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy có thể kết hợp mô hình MS với các đặc điểm tự hồi quy không điều kiện như MS-VAR, MS-VECM và tự hồi quy có điều kiện phương sai thay đổi như MS-ARCH, MS-GARCH (Edwards and Susmel, 2000).


Phương pháp ước lượng GMM được sử dụng để giải quyết vấn đề biến nội sinh trong các mô hình bảng động tuyến tính. Vậy ước lượng GMM là gì? Có những phương pháp GMM nào? Sự khác nhau của những phương pháp đó ra sao? Phần trình bày bên dưới sẽ lần lượt giới thiệu các ước lượng GMM từ IV-GMM (Anderson and Hsiao, 1982), DGMM (Arellano and Bond, 1991; Arellano and Bover, 1995; Ahn and Schmidt, 1995) và SGMM (Blundell and Bond, 2000) từ các khái niệm cơ bản như điều kiện moment (moment conditions) là gì? biến ngoại sinh ngặt (strictly exogenous variables), biến xác định trước (pre-determined variables) là gì? Các kiểm định sự phù hợp của mô hình như kiểm định sự tự tương quan, kiểm định tính hợp lí của các biến công cụ.

Tham khảo chi tiết:





Biến nội sinh là biến có tương quan với phần dư trong mô hình ước lượng. Bên cạnh bản chất của các mối quan hệ thì một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề biến nội sinh là bỏ sót biến. Các phương pháp phổ biến để giải quyết (xử lí) vấn đề biến nội sinh có thể kể đến như ước lượng biến công cụ (IV), hồi quy hai giai đoạn (2SLS), ba giai đoạn (3SLS)... hoặc ước lượng GMM. Nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề biến nội sinh là tìm một tập các biến công cụ để làm đại diện cho biến nội sinh trong mô hình. Theo đó, một biến công cụ phù hợp phải thỏa mãn điều kiện cần (không tương quan với phần dư) và điều kiện đủ (có tương quan mạnh với biến nội sinh). Sự khác nhau trong việc xác định tập biến công cụ và số biến công cụ được sử dụng làm đại diện cho biến nội sinh dẫn đến sự hình thành các nhóm phương pháp khác nhau. Phần nội dung này sẽ lần lượt giới thiệu biến nội sinh là gì, thế nào là biến công cụ phù hợp và hai phương pháp cơ bản để giải quyết biến nội sinh là ước lượng IV và 2SLS.

Tham khảo chi tiết:



Các ước lượng Fixed Effect (FE), Random Effect (RE) thích hợp sử dụng trong các mô hình bảng tĩnh tuyến với số mốc thời gian T tương đối nhỏ và không tồn tại vấn đề biến nội sinh trong mô hình. Cơ sở cho việc lựa chọn FE, RE so với Pooled OLS là sự tồn tại của các thành phần đặc trưng riêng cho mỗi đối tượng không thay đổi theo thời gian (không quan sát được). Còn việc lựa chọn giữa ước lượng FE với RE dựa trên giả thuyết về sự tương quan của các biến giải thích với thành phần đặc trưng riêng nêu trên (cơ sở của giả thuyết H0 trong kiểm định Hausman). Dưới điều kiện của giả thuyết H0 thì RE là ước lượng hiệu quả. Do vậy, chấp nhận H0 thì RE là ước lượng phù hợp, ngược lại, bác bỏ H0 thì FE là ước lượng lựa chọn (FE luôn là ước lượng tin cậy cho cả H0 và H1). Trên Stata, ước lượng FE, RE lần lượt được thực hiện bằng câu lệnh xtreg với tùy chọn tương ứng là fere. Ngoài ra, cũng cần phân biệt giữa ước lượng with-in (chính là ước lượng FE) và ước lượng between (tùy chọn be).

Tham khảo chi tiết:

  • https://vietlod.com/tong-hop-cac-kiem-dinh-trong-du-lieu-bang
  • https://vietlod.com/mo-hinh-du-lieu-bang-fem-rem


Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng (Panel Unit Root Test) là bước đầu tiên quan trọng nhất trong quy trình ước lượng và kiểm định dữ liệu bảng. Tùy vào tính đồng nhất và tính độc lập của các đơn vị bảng mà có nhiều nhóm phương pháp kiểm tra tính dừng dữ liệu bảng như nhóm kiểm định đồng nhất (LLC, Breitung, Hardi), nhóm kiểm định không đồng nhất (IPS, Fisher) hoặc nhóm có sự phụ thuộc chéo như Pesaran (2003)... Trên Stata, chúng ta có thể thực hiện kiểm tra nghiệm đơn vị bảng qua các lệnh như xtunitroot, multpurt...

Tham khảo chi tiết:


Mô hình EGARCH được sử dụng phổ biến để phân tích sự biến động của một chuỗi thời gian trong trường hợp thị trường tồn tại thông tin bất cân xứng. Nghĩa là, mô hình EGARCH có thể giúp chúng ta đánh giá được mức ảnh hưởng của các cú sốc tích cực (thông tin tốt) hoặc cú sốc tiêu cực (thông tin xấu) đến biến động của chuỗi. 

Tuy nhiên, việc hiểu và giải thích được các tham số đối xứng, bất đối xứng hay tham số điều chỉnh của mô hình EGARCH không phải là điều dễ dàng với nhiều người. Bài viết sau sẽ giới thiệu đặc trưng của mô hình EGARCH so với mô hình ARCH/GARCH, và giải thích ý nghĩa các tham số ước lượng của mô hình EGARCH. Tham khảo chi tiết tại: https://vietlod.com/huong-dan-doc-ket-qua-mo-hinh-egarch

Các mô hình dữ liệu bảng tuyến tính cổ điển



Các mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) hoặc mô hình tác động cố định (FEM) được gọi chung là mô hình dữ liệu bảng tuyến tính cổ điển, hoặc đôi khi còn gọi là mô hình dữ liệu bảng tuyến tính TĨNH. Các đặc tính “cổ điển” hoặc “tĩnh” của mô hình dữ liệu bảng trên sẽ lần lượt được hệ thống lại ở phần trình bày bên dưới.

Đầu tiên, chúng ta bắt đầu ôn lại các giả định của mô hình dữ liệu bảng tuyến tính cổ điển (classic linear panel model). Tiếp đến, từ giả định của mô hình chung chúng ta sẽ lần lượt đi vào từng mô hình cụ thể (Fixed effect, Random effect và Random coefficient) với các phương pháp ước lượng FE (classic FE, LSDV, FD), phương pháp RE và RC.
https://vietlod.com/mo-hinh-du-lieu-bang-tuyen-tinh-co-dien

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.